Fri, 05 / 2014 10:22 am | helios

Nhân một chuyến thực tế tại Bản Hồ – làng của đồng bào dân tộc Tày tại Sa Pa, chúng tôi có dịp tìm hiểu về phong tục tập quán của bà con nơi đây. Ngồi bên bếp lửa hồng, thưởng thức tiếng đàn tính mộc mạc mà say đắm, chờ nồi xôi đang bốc […]

Nhân một chuyến thực tế tại Bản Hồ – làng của đồng bào dân tộc Tày tại Sa Pa, chúng tôi có dịp tìm hiểu về phong tục tập quán của bà con nơi đây.

Ngồi bên bếp lửa hồng, thưởng thức tiếng đàn tính mộc mạc mà say đắm, chờ nồi xôi đang bốc hơi nghi ngút tỏa mùi thơm đánh thức những chiếc dạ dày háu đói của chúng tôi. Trong khi mọi người thả hồn theo những âm thanh êm ái, tôi tranh thủ hỏi chuyện bà Má Thị Ọt, 65 tuổi ở thôn Bản Dền, xã Bản Hồ về cách làm món xôi 5 màu – món ăn truyền thống rất nổi tiếng của người Tày ở Sa Pa.
Vừa trông nồi xôi, bà Má Thị Ọt vừa chỉ cho chúng tôi cách làm. Theo lời bà, để làm thành món xôi 5 màu phải trải qua một quy trình khá phức tạp.
Trước tiên, phải đi tìm những loại cây để tạo thành các màu như cây "khẩu cắm" tạo màu tím, "khẩu đeng" tạo màu đỏ, "khẩu kheo" cho màu vàng…Cách tạo màu từ những loại cây tự nhiên là điểm đặc biệt của món xôi này. Cây đem về giã nhỏ, cho lên luộc rồi lọc lấy nước. Gạo đồ xôi là loại gạo nếp Mường Bo, hạt to tròn, hương thơm ngọt, đồ bằng loại gạo này xôi sẽ bóng mượt, hạt óng ánh rất đẹp. Xem thêm các sản phẩm mật ong nguyên chấtcà phê nguyên chất từ đặc sản Tây Nguyên
Trước khi nhuộm màu, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 đến 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải, sau đó chia gạo đều thành 5 phần và ngâm với nước màu. Gạo ngâm trong nước màu chỉ khoảng từ 2 đến 3 giờ là đẹp nhất, nếu sớm hơn màu chưa kịp ngấm vào gạo, còn nếu lâu hơn màu sẽ phai dần và không đẹp.
Khi đồ, để các màu không lẫn vào nhau, bà Ọt cho từng phần gạo vào chõ rồi lót một lượt lá chuối, sau đó cho tiếp lượt khác lên trên. Màu nhạt nhất để trên cùng, màu đậm nhất ở dưới để nước của màu đậm không giọt xuống làm lẫn các màu còn lại. Xôi 5 màu của người Tày gồm các màu: Đỏ tươi, vàng, xanh, tím than, tím nhạt. Chõ để đồ xôi là chõ gỗ, được đục từ thân cây sung, đồ bằng loại chõ này xôi sẽ ngon và thơm hơn. Đồng bào Tày thường làm xôi 5 màu trong các nghi lễ cúng giỗ, vào nhà mới và các ngày mùng 5 tháng 5, ngày rằm tháng 7 hàng năm…
Bà Ọt vừa kể xong quy trình làm xôi thì cũng là lúc nồi xôi đã chín, từng lớp xôi được xới ra đĩa, màu sắc tươi rói, mùi thơm ngào ngạt và đặc biệt là cái cảm giác ấm áp, thư thái khi ngồi bên bếp lửa khiến chúng tôi càng háo hức thưởng thức món ăn rất quen nhưng cũng rất lạ này.

Nguồn: hangdacsan

Bài viết cùng chuyên mục