San Lùng là mỹ tửu của trời đất ban cho, uống một giọt lại muốn uống thêm. Những giọt rượu ngon không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa. Truyền thuyết rượu tiên Truyền thuyết kể lại rằng: Khi trời đất mới hết cảnh hỗn mang, […]
San Lùng là mỹ tửu của trời đất ban cho, uống một giọt lại muốn uống thêm. Những giọt rượu ngon không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa.
Truyền thuyết rượu tiên Truyền thuyết kể lại rằng: Khi trời đất mới hết cảnh hỗn mang, bản San Lùng thủa ấy chưa có tên như bây giờ. Những người Dao đỏ định cư ở đất này vì thấy nơi đây sơn thuỷ hữu tình, có non có suối, có nhiều loại vat tu bao on. Một lý do nữa khiến những người Dao đỏ vốn thích cuộc sống nay đây mai đó gắn bó với đất này là khi đến đây, những người đầu tiên đi mở đất ấy luôn thấy một chiếc cầu vồng xuất hiện trên đỉnh những quả núi cao chót vót. Cầu vòng thì luôn có bảy sắc, nhưng cầu vồng ở đây thì chỉ có ba. Đoán là điềm lành, là nơi đất thiêng nên họ đã quyết định ở lại phá đất, lập làng. Khi đất hoang đã thành làng, thành bản thì cầu vồng ba sắc vẫn luôn xuất hiện, và sau cũng một tù trưởng nằm chiêm bao thấy thần linh báo mộng rằng, dân bản ông đang sống là bình rượu tiên của thiên đàng, cầu vồng ba sắc chính là ba con rồng do trời sai xuống để lấy rượu cho tiên giới. Men được làm từ 14 loại cây rừng. Liên kết: Học bổng Anh quốc
Giấc mơ tiên vừa dứt, vị tù trưởng ấy quyết định đặt tên cho bản mình theo tiếng người Dao là San Lùng (San Lùng nghĩa là tam long, tức ba con rồng). Dân bản San Lùng trồng cây lúa nương trên đỉnh núi ấy, cây lúa luôn trĩu hạt, gạo thì thơm phưng phức. Uống nước chảy ra từ khe núi ấy thấy ngọt và thơm mát kỳ lạ. Khi những hạt thóc ấy được đem ra nấu rượu theo cách thức của người Dao đỏ thì rượu có hương vị thơm nồng đặc biệt mà không thứ rượu của vùng nào sánh đựơc. Mỹ tửu San Lùng Rượu San Lùng được chế biến rất công phu và cẩn trọng với giàn phơi thông minh. Để làm nên hương thơm đặc trưng và không kém phần quyến rũ, người Dao ở bản San Lùng dùng men nấu rượu đặc biệt. Men nấu rượu là men lá, được làm là gạo nếp thơm nghiền nhỏ cộng với 15 loại lá rừng. 15 loại lá cây ấy, tất cả đều là vị thuốc đều là thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Sau 2 đêm, men ăn thóc làm cả mẹt bốc hơi ngùn ngụt thì cho vào thùng chứa ủ tiếp. Mùa đông thì ủ từ 5-6 ngày, mùa hè chỉ ủ 4 ngày. Trưng cất thành rượu Ủ xong, cho vào nồi nấu cách thuỷ (cả trên và dưới đều phải có nước). Khi nấu lửa phải luôn đều. Già lửa một chút, rượu khê. Thiếu lửa thì không được rượu.
Thêm một điều quan trọng nữa nước ở phía trên của nồi phải luôn lạnh, nên luôn cần một người túc trực để thay hoặc sử dụng một chiếc may nen khi. Rượu San Lùng được chưng cách thuỷ hai lần. Lần thứ nhất là khử tap và lọc cốt. Lần thứ hai làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn, thế mới ra được rượu và chỉ có người San Lùng mới làm ra rượu San Lùng thơm, ngon, êm dịu. Đặc biệt, người Dao San Lùng ý thức được giá trị của rượu. Chính vì thế, để tạo nên nét riêng trong hương vị riêng, men lá được họ giữ kín như bảo bối gia truyền. Khi người chủ gia đình ấy không còn đảm đương được trọng trách của mình bí quyết chế tạo men lá được truyền cho các con trai. Trước khi truyền nghề, các người con trai ấy phải làm lễ ăn thề với các vị thần là không được tiết lộ bí quyết ấy cho bất kỳ ai. Ai không giữ được lời thề sẽ bị Giàng trị tội. Con gái theo chồng, tất nhiên, không ai được biết.
Những người Dao đỏ sành rượu ở Sán Lùng rất thích leo lên cổng trời Mường Hum, ngồi uống rượu với những người bạn, say thì lăn ra ngủ luôn, tỉnh rồi về, chẳng cần biết nắng mưa, lại không có người làm phiền.Ngày Tết, nhà nào cũng tích chừng dăm bảy bình để uống.Cô gái nào ủ men khóe thì đắt chồng. Đến Lào Cai mà chưa nhấp môi thưởng thức rượu San Lùng thì chưa thưởng thức hết phong vị ẩm thực của người nơi đây, chưa thấm hết hương vị của mỹ tửuủ bằng loại thóc thơm men lá rừng, chưng cất bằng tinh túy của trời đất.