Qua thời gian, đến nay các vở tuồng truyền thống này vẫn được biết đến bởi những sáng tác từ thời các quan lại dưới sự bảo trợ của triều đình nhà Nguyễn, tập trung nhất là dưới thời vua Tự Đức. học bổng mỹ học bổng anh quốc Ngoài một số cuốn sách nói […]
Qua thời gian, đến nay các vở tuồng truyền thống này vẫn được biết đến bởi những sáng tác từ thời các quan lại dưới sự bảo trợ của triều đình nhà Nguyễn, tập trung nhất là dưới thời vua Tự Đức.
Ngoài một số cuốn sách nói về Tuồng của các tác giả: Hoàng Châu Ký, Mịch Quang, Tôn Thất Bình và một số bài viết nói về nghệ thuật Tuồng thì vấn đề cụ thể hóa như: dàn dựng nguyên vẹn lại các vở tuồng cổ, và đặc biệt là phục hồi các trích đoạn, các vở Tuồng đã từng biểu diễn hiện vẫn còn quá ít ỏi, điều này khiến loại hình nghệ thuật này khó có thể bảo tồn được một cách nguyên vẹn.
Người nghệ sĩ Tuồng ngoài tài năng diễn xuất, hát hay, múa giỏi, còn phải biết tự hóa trang gương mặt khi lên sân khấu. Trước kia người ta không gọi là hóa trang mặt mà gọi là kẻ mặt, dặm mặt hoặc kéo mặt. Khác với nghệ thuật Cải lương, Chèo, cách hóa trang trong nghệ thuật Tuồng khá độc đáo, tùy theo tính cách của nhân vật, gương mặt của người nghệ sĩ được đắp một lớp bột phấn màu đỏ, màu trắng hoặc màu đen khá dày, trông giống như đeo mặt nạ.
Mặt nạ Tuồng có tính biểu tượng rất cao, màu sắc gương mặt cho biết tính cách và xuất thân của nhân vật. Màu trắng chủ yếu sử dụng cho nhân vật nữ (đào), các nam (kép) thư sinh hoặc nhân vật xuất thân nơi thành thị. Mặt màu đỏ thể hiện vai kép võ trung nghĩa (như Quan Công, Đổng Kim Lân, Lý Phụng Đình…).
Mặt màu đen thường là võ tướng có tính ngay thẳng, trung nghĩa (như Tạ Ngọc Lân); võ tướng núi, nóng tính (như Trương Phi). Mặt màu xám biểu lộ nhân vật võ tướng tính nóng, bộc trực (Khương Linh Tá, Trịnh Ân…). Ngoài ra, mặt các nhân vật còn kẻ các loại tròng xéo non, xéo già, xéo lỡ tùy theo độ tuổi; màu sắc của tròng xéo thể hiện tính cách và xuất thân của nhân vật.
Được biết, nhằm lưu giữ hình ảnh bộ mặt các nhân vật trong nghệ thuật Tuồng, trong những năm qua một số nhà nghiên cứu đã phục dựng lại những mặt nạ Tuồng bằng các chất liệu khác nhau.
Tại Đà Nẵng, Nghệ sĩ ưu tú Vĩnh Huế đã làm một bộ sưu tập mặt nạ Tuồng bằng giấy bồi rất công phu; nghệ sĩ Hữu Thông ở Nhà hát Tuồng Đào Tấn (Bình Định) thể hiện 100 mặt nạ Tuồng bằng thạch cao. Tại Bảo tàng Quảng Nam, theo mẫu của Nghệ sĩ ưu tú Vĩnh Huế, họa sĩ Trần Đức-cán bộ Bảo tàng đã làm 30 mặt nạ Tuồng bằng nhựa composit kích thước 20x30cm rất ấn tượng…
Với 30 chiếc mặt nạ Tuồng lớn nhỏ, được Bảo tàng tỉnh Quảng Nam phục chế theo mẫu của Nghệ sĩ ưu tú Vĩnh Huế (Đoàn Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh – Đà Nẵng) với sơn màu sắc đẹp, khắc họa các nhân vật trong các tuồng xưa như: Sơn hậu, Tam nữ đồ vương, Lý phụng đình, Nguyệt cô hóa cáo, Đào Tam Xuân, Kỷ Lan Anh, Quan Công cử binh đến Hoàng Phi Hổ, Tạ Ôn Đình, Đổng Kim Lân, Bao Công, Đổng Trác, Hồ Ly Tinh, Hoàng Phi Hổ… được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và lạ mắt.
Nguồn: dantri