Wed, 06 / 2013 1:22 am | helios

Lưu luyến vị ngọt bùi bùi của thịt khi nhai trong miệng và rồi phải tấm tắc khen tài ẩm thực của người Thái, đó là cảm nhận của tất cả những ai đã từng một lần thưởng thức món thịt trâu gác bếp. Thịt trâu gác bếp của người Thái Nếu các dân tộc […]

Lưu luyến vị ngọt bùi bùi của thịt khi nhai trong miệng và rồi phải tấm tắc khen tài ẩm thực của người Thái, đó là cảm nhận của tất cả những ai đã từng một lần thưởng thức món thịt trâu gác bếp.


Thịt trâu gác bếp của người Thái


Nếu các dân tộc khác thường nấu chín thịt trâu thì người Thái lại có cách chế biến của riêng mình. Họ để thịt được treo trên những thanh tre được gác ngang qua phía trên của căn bếp rồi hun khói cho đến lúc thịt chín. Vì thế, mà người ta vẫn gọi món ăn đậm đà hương vị dân tộc ấy bằng một các tên dân dã "thịt trâu gác bếp".
Từ thịt bắp của những chú trâu nhà được chăn thả rong trên các vùng núi Tây Bắc, người Thái đã làm ra món ăn vừa ngon, vừa lạ, vừa độc đáo này. Sau khi có thịt trâu và rửa sạch, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ và bắt đầu tẩm gia vị. Xem thêm các loại đặc sản mật ong hoa cà phêphấn hoa và cà phê đen Tây Nguyên

Người làm dùng cách tẩm ướp tự nhiên, thịt với các gia vị. Ngoài các gia vị thường thấy như: đường, muối, gừng…thì người Thái Đen còn dùng những gia vị mang hương vị đặc trưng, chỉ họ mới có. Đó là lá họp mát và ớt rừng để giúp chi từng thớ thịt đỏ hơn, tươi ngon hơn.


Sau khi thịt đã ngấm gia vị, họ đem thịt đi hun bằng khói của than củi từ các núi đá.. Sau khoảng 5 – 6 ngày, tất cả các chất ngọt được thu vào trong thịt. Khói ngấm vào từng thớ thịt làm thịt sậm màu hơn, gia vị bám càng chắc và càng ngấm vào thịt. Món ăn được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không hề mang chất bảo quản nhưng có thể để dự trữ lâu đến 1 tháng.
Tước mang ra ăn, người Thái không nướng thịt trâu trực tiếp trên lửa mà gói nó vào trong lá dong, vùi xuống than củi hun ở dưới cho đến khi thịt chín và săn lại. Thịt trâu sau khi làm xong quện mùi khói bếp nhưng lại không gây cảm giác khó chịu cho người thưởng thức. Người Thái làm khéo đến mức khi ăn vẫn thấy được tất cả các gia vị đượp ướp trên từng miếng thịt. Trước khi ăn, phải đập thịt ra để rũ hết tro xung quanh. Đồng thời thịt sẽ tơi hơn và dễ dàng tách ra thành từng thớ. Miếng thịt đặm vị, có màu đỏ sậm gần đen, thơm mùi khói lại mang vị cay cay, ngọt ngọt của các gia vị.

Trâu gác bếp sau khi xé nhỏ ăn kèm với lá ngổ là hợp nhất. Dù đã được ướp khá vừa miệng nhưng mỗi miếng trâu gác bếp cũng vẫn được chấm với nước chấm pha gừng và ớt cay cho thêm đậm đà..
Nguồn: Monngonviet

Bài viết cùng chuyên mục