Tue, 05 / 2013 1:38 am | helios

Được tổ chức 01 năm có 01 lần, chợ tình Khâu Vai là nơi hò hẹn của các cặp tình nhân sau thời gian xa cách vì những lý do nào đó mà không thể đến được với nhau. Những ngày đầu mới được hình thành chợ không đông như bây giờ mà chỉ có […]

Được tổ chức 01 năm có 01 lần, chợ tình Khâu Vai là nơi hò hẹn của các cặp tình nhân sau thời gian xa cách vì những lý do nào đó mà không thể đến được với nhau. Những ngày đầu mới được hình thành chợ không đông như bây giờ mà chỉ có rất ít những đôi lứa nặng tình tìm đến

Chợ tình là nới các đôi lứa gặp nhau tâm tình, chia sẻ

Nằm trong một thung lũng đẹp của tỉnh Hà Giang, xã Khâu Vai được bao quanh bởi những dãy núi cao chót vót, xa hơn một chút là đỉnh Mã Pí Lèng quanh năm mây khói. Chợ tình Khâu Vai còn được biết đến là Chợ Phong Lưu được hình thành từ năm 1919, đến nay đã gần 100 tuổi.

Mặc dù hiện nay, chợ đã có nhiều phần thay đổi bởi lượng khách du lịch tò mò tìm đến mỗi dịp diễn ra phiên chợ đã kéo theo những hình thức buôn bán, thương mại song phiên chợ không hẳn đã mất đi những nét đẹp vốn có của nó.

 

Ngày nay, không chỉ có những đôi lứa lỡ dở tìm đến mà thanh niên trai gái các dân tộc cũng đến tham dự phiên chợ để tìm một nửa của mình..


Bắt đầu từ một câu chuyện tình nhiều trắc trở với kết thúc buồn, vì thế chợ tình Khâu Vai là nơi hò hẹn cho những đôi lứa yêu thương nhau nhưng lại không thể đến được với nhau. Được tổ chức 01 lần mỗi năm vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, cứ đến ngày này các đôi trai gái lại hò hẹn nhau về đây để tâm sự, kể cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm, sự nhớ nhung do xa cách.

Điểm đặc biệt hấp dẫn đối với du khách trong nước cũng như quốc tế là ở chỗ có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ. Và ở đây, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng người bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời. Vì Việt Nam là đất nước Châu Á vốn có truyền thống văn hóa khá nặng nề với việc chung thủy trong gia đình, vậy nhưng phiên chợ này lại được phép tổ chức một cách công khai và được sự chấp thuận tuyệt đối của những người tham gia điều nay tạo ra sức hút và sự tò mò cho du khách. Tuy nhiên những giây phút  “ngoài chồng, ngoài vợ” đó chỉ được phép diễn ra trong ngày phiên chợ tổ chức. Hết ngày 27 tháng 3, mọi hành vi tương tự đều bị coi là vi phạm luật tục và pháp luật, đều có thể bị trừng phạt tùy theo mức độ vi phạm (thực tế tại Chợ tình Khau Vai, các đôi bạn tình có thể ngồi tâm sự với nhau suốt đêm 26, cả ngày 27.3, chợ tình bắt đầu từ đêm 26 kết thúc vào chiều tối ngày 27). Những người tham gia vào chợ tình Khâu Vai chủ yếu là các cặp tình nhân của các dân tộc: Tày, Nùng, Giấy từ các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà, Lũng Pù, Sơn Vĩ, Thượng Phùng, từ các xã của huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) sang.

 

Phiên chợ diễn ra một năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch.


Càng ngày phiên chợ đặc biệt này càng thu hút đông người tham dự cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế, thậm chí đến nay nhiều công ty du lịch còn xây dựng một tour riêng đến tham dự chợ tình Khâu Vai rất thu hút khách du lịch. Bởi sự nổi tiếng và những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của chợ tình mà hiện nay không chỉ có các đôi tình nhân lỡ dở không thể đến được với nhau tìm đến đây mà chợ tình còn trở thành nơi thanh niên trai gái các dân tộc tìm đến để tìm một nửa của đời mình.

Gần trăm năm nay, phiên chợ vẫn luôn được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 âm lịch với nội dung chính gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ sẽ gồm phần dâng lễ lên miếu ông, miếu bà, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nhớ công lao những người đã có công khai thác vùng đất Khâu Vai. Tôn vinh sự thuỷ chung trong sáng của tình yêu đôi lứa. Chủ lễ là già làng trong xã cùng đại diện chính quyền dâng hương xin phép được tổ chức lễ hội. Còn ở phần hội sau khi lễ dâng hương, cúng lễ kết thúc, chủ lễ tuyên bố khai hội lúc này các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống được các thanh niên nam nữ cùng nhau trổ tài.

Mặc dù ngay sau khi phần lễ kết thúc là đến phần hội nhưng nếu đã từng đến tham gia một phiên chợ tình du khách sẽ biết chợ tình tập nập nhất, vui nhất là khi mặt trời xuống núi. Các hoạt động hát múa, biểu diễn nghệ thuật truyền thống thời điểm đó mới thực sự náo nhiệt.

Hà Giang vốn được biết đến là một tỉnh miền núi đẹp thơ mộng với Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Unesco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Bên cạnh đó tỉnh miền núi này còn có nhiều những giá trị văn hóa phi vật thể có giá trị trong đó có phiên chợ tình Khâu Vai nổi tiếng.

Nếu như chưa từng một lần đến Hà Giang, hãy thử đến thăm vùng miền núi xa xôi này vào dịp diễn ra phiên chợ tình Khâu Vai để trải nghiệm một nét văn hóa vô cùng độc đáo của Hà Giang nói riêng đồng thời cũng là một văn hóa đẹp của Việt Nam

 

 

 

Theo cinet

Bài viết cùng chuyên mục