Nếu ai đến thăm Bắc Hà, Lào Cai, xin dành thời gian ghé thăm vùng đồng bào dân tộc Mông ở Bản Phố. Tại đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng rừng mận tam hoa, đào đang chin đỏ, được thả mình nghỉ dưỡng, tận hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành mà còn được […]
Nếu ai đến thăm Bắc Hà, Lào Cai, xin dành thời gian ghé thăm vùng đồng bào dân tộc Mông ở Bản Phố. Tại đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng rừng mận tam hoa, đào đang chin đỏ, được thả mình nghỉ dưỡng, tận hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành mà còn được thưởng thức hương vị ẩm thực vùng cao, tìm hiểu đời sống văn hóa dân tộc Mông qua việc thăm làng nghề nấu rượu ngô đặc sản Bản Phố.
học bổng du học anh mỹ – giàn phơi thông minh – học bổng đại học mỹ – học bổng anh quốc – gian phoi thong minh
Đến những phiên chợ vùng cao, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến hình ảnh những người phụ nữ Mông ngồi bán rượu ngô.
Ngày nay, nhiều người Mông ra ngoài, cũng có nhiều người vì yêu mến hương vị rượu truyền thống của bản Phố mà mang thứ rượu quê này ra ngoài "thi thố" với rượu Tây. Ấy thế, bấy lâu nay, nhiều người yêu thích rượu vẫn luôn chọn rượu ngô bản Phố cho những bữa ăn thân tình, chia sẽ chút hương vị Tây Bắc.
Những người Mông tại bản Phố muốn mang danh tiếng của thứ rượu quên mình nên đã giới thiệu tới nhiều vùng miền khác.
Tuy nhiên, cũng phải nói, không gian ở những phiên chợ Bắc Hà, nơi kẻ mua người bán đông vui tấp nập, tiếng người dân tộc, tiếng kinh, tiếng rao bán của các cô các chị người Mông hay tiếng gia súc ngoài bãi dường như khiến cho rượu ngô ngon hơn.
Khung cảnh chợ tấp nập và tiếng nói dân dã vui vẻ dường như trở thành không gian văn hóa thử ẩm tuyệt vời nhất đối với những người say mê rượu ngô Bắc Hà.
Hương vị rượu ngô, hòa quyện với những miếng thịt thắng cố của người Mông luôn luôn là sự kết hợp tài tình. Dường như người bản Phố, nấu ra thứ rượu đượm hương đượm vị này để xứng với cái món thắng cố ngựa của họ. Ai ăn thắng cố mà không uống rượu ngô hay uống rượu ngô mà không lai rai vài miếng thắng cô thì như là mất tết, cả người không thấy thoải mái.
Ăn thắng cố và uống rượu ngô là việc làm không thể bỏ qua khi tới Bắc Hà.
Đã từ lâu đời rượu là đồ uống phổ biến của người dân vùng cao, nhất là vào mùa đông giá lạnh. Ở huyện Bắc Hà thì hầu như xã nào cũng có gia đình tham gia nấu rượu ngô, nhưng rượu Ngô của đồng bào người Mông Bản Phố là ngon nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều gia đình có nghề nấu rượu ngô nổi tiếng ở xã Bản Phố, thì rượu ngon hay không ngon phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nguyên liệu chính là ngô trồng ngay trong vùng, để nấu thành rượu ngô phải luộc trong một khoảng thời gian dài cho sôi nhiều lần đến khi hạt ngô chớm bung thì được sau đó ngô được để nguội hẳn rồi đem ủ men.
Mỗi gia đình người Mông luôn cất giữ cho mình những bí quyết để tạo ra những bát rượu ngô ngon, làm men rượu từ cây hồng my.
Theo những người lành nghề nhất trong bản làng người Mông cho biết thì đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất, men rượu cũng do mỗi gia đình tự làm lấy từ hạt cây hồng my. Cây hồng my hạt giống hạt kê, được trồng xen ngay ở nương ngô hoặc dưới tán mận vào tháng 3 và thu hoạch vào tháng 7 dương lịch . Sau khi thu hoạch hạt hồng my được phơi khô sau đó tách hạt bỏ vỏ nghiền thành bột đem trộn với rượu và nước rồi nặn thành chiếc men hoàn chỉnh. Trộn ngô với men theo một tỷ lệ đã định rồi đem ủ, ngô được ủ ngay trên nền đất trong nhà thì mới tốt.
Người nấu rượu sẽ nhận biết nhiệt độ ủ men bằng cách cho tay vào đống ngô. Họ luôn giữ cho đống ngô ủ không quá nóng, cũng không quá lạnh. Mùa lạnh thì che chắn và đậy lên trên đống ngô bằng bạt. Sau khi đống ngô ủ ấm lên, những hạt ngô xuất hiện phấn trắng thì đem ngô ủ cho vào trong thùng buộc chặt đủ thời gian chừng 5 đến 6 ngày thì cho ngô vào chõ để nấu rượu, chõ phải làm bằng gỗ thì mới tốt, ngô nấu rượu được tính bằng sinh, thông thường mỗi nồi rượu người ta nấu khoảng 2 sinh ngô bằng 60 Kg, chưng cất được khoảng từ 20 đến 24 lít rượu nồng độ khoảng chừng trên 40 độ.
Người phụ nữ Mông hăng say nấu rượu ngô bên bếp hồng.
Rượu ngô Bản Phố thơm mồng với men hoa hồng my thơm nức mũi. Vị rượu cay nhưng uống vào không thấy có cảm giác cháy ruột cháy gan mà chỉ có chút nồng ấm, như xua tan cái lành lạnh của vùng cao Tây Bắc. Mùi rượu ngô nồng nồng, khác hẳn với rượu nếp nương, có cái ngon khác hẳn với hương rượu Sán Lùng của người Dao Đỏ hay vị rượu gạo của người miền xuôi. Chắc chắn, khi đã thưởng thức nó một lần, những du khách ham mê rượu ngon sẽ trở về nơi đây một lần nữa.
Hương vị của rượu ngô chính gốc sẽ khiến du khách đã đi mà sẽ phải trở lại.
Dường như thứ rượu này chỉ dành riêng cho Bản Phố từ bao đời nay không sao lẫn được. Ngô, men hồng mi, rồi đất rừng, núi đá cộng với nguồn nước từ núi đá, khí hậu và tình cảm của người Bản Phố đã hoà lẫn, quyện chặt vào nhau để tạo nên thứ rượu ngon này. Cùng với quả mận Tam Hoa, lê, đào, rượu ngô Bản Phố đã theo chân du khách khắp mọi miền đất nước, dù chỉ uống một lần hẳn nhớ mãi không quên. Rượu ngô Bản Phố nó mang theo trong đó những tâm tình của những người dân tộc Mông xã Bản Phố và hương vị của một vùng núi rừng Tây Bắc.